Danh mục
Giới thiệu
Sản phẩm
Quan hệ cổ đông
Thông tin tuyển dụng
Thị trường
Đối tác
Forum
Liên hệ
THÀNH VIÊN
Username
Password
 
• Quên mật khẩu ?
• Đăng ký thành viên
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Thông tin cần biết
Thời tiết
Giá vàng
Chứng khoán
Tỷ giá ngoại tệ
 
 
 
Ngành may mặc: Tỷ lệ nội địa hóa tăng
Ngành may mặc: Tỷ lệ nội địa hóa tăngTheo một số doanh nghiệp ngành may mặc, hiện tỷ lệ nội địa hóa của mặt hàng này ở nhiều doanh nghiệp đã đạt được 50%.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM và là Tổng giám đốc Công ty cổ phần may Sài Gòn 3, trong năm 2010 Sài Gòn 3 sử dụng khá nhiều vải trong nước, chiếm khoảng 50% lượng vải sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Một số công ty như Công ty cổ phần sản xuất-thương mại May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn), Công ty cổ phần May Sài Gòn 2, cũng có tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu may cao.

Ông Ngô Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 2, cho biết công ty cũng mua nhiều nguyên phụ liệu ở Việt Nam, trong đó, nguyên phụ liệu nội địa chiếm trên 50%.

Theo một số doanh nghiệp may mặc trong nước, nhiều nguyên liệu vải nội địa có chất lượng khá tốt, chủ yếu do các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan tại các khu công nghiệp như Mỹ Phước, Nhơn Trạch, Tân Tạo, sản xuất.

Một trong những động lực để doanh nghiệp gia tăng sử dụng nguyên phụ liệu dệt may trong nước là tác động Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo hiệp định này, hàng may mặc được sản xuất bằng nguyên phụ liệu Việt Nam được miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng may mặc xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản phải chịu thuế từ 15-25%. Theo ông Hồng, vải để được công nhận là sản xuất ở Việt Nam, ít nhất cũng phải được dệt và nhuộm tại Việt Nam.

 

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, ông Trần Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cũng cho biết, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành dệt may trung bình trên 45%, nhưng nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Bên cạnh việc sử dụng nhiều hơn nguyên phụ liệu trong nước, một số doanh nghiệp may mặc cũng bắt đầu tăng tỷ trọng hàng FOB (free on board), như Sài Gòn 3, Garmex Sài Gòn. Theo ông Ngô Trung Kiên, với việc chuyển sang làm hàng FOB, doanh nghiệp được chủ động tìm nguồn nguyên phụ liệu cho đơn hàng, thay vì gia công đơn thuần, do đó, lợi nhuận và giá trị gia tăng cũng tăng lên.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu vải các loại từ ngày 1-1 đến ngày 15-12-2010 đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái), và nguyên phụ liệu dệt, may, da giầy đạt gần 2,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 35,5%.

Theo Tổng cục Thống kê, cả năm 2010 kim ngạch nhập khẩu vải là trên 5,3 tỉ đô la Mỹ, và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da giầy là trên 2,6 tỉ đô la Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2010 đạt 11,2 tỉ đô la Mỹ, tăng trên 23% so với năm 2009.

Quay trở lại

Các tin khác:
Ngành may mặc thu hút FDI - Mừng và lo!
 
 
Tin tức & Sự kiện
  Xuất khẩu dệt may - nắm thời cơ để lên hạng

  Ngành may mặc: Tỷ lệ nội địa hóa tăng

  Ngành may mặc thu hút FDI - Mừng và lo!
VIDEO CLIP
Đối tác
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun